Kinh tế Angola

Các mỏ dầu ngoài khơi Angola, tháng 6 năm 2010.
Bài chi tiết: Kinh tế Angola

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Angola đã trải qua một giai đoạn chuyển đổi, từ tình trạng lộn xộn do một phần tư thế kỷ chiến tranh sang một nền kinh tế phát triển nhanh tại Châu Phi và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2004, ngân hàng Eximbank của Trung Quốc đã đồng ý cho Angola vay 2 tỷ dollar. Khoản tiền này sẽ được dùng để tái xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước, dù nó vẫn bị giới hạn do ảnh hưởng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong nước. Tăng trưởng hầu như chỉ dựa vào sản xuất dầu mỏ, đã vượt mức 1.4 tỷ barrel mỗi ngày vào cuối năm 2005 và dự tính sẽ đạt 2 tỷ barrel mỗi ngày năm 2007. việc kiểm soát ngành công nghiệp dầu khí vẫn được tập trung vào tay Sonangol Group, một liên doanh có phần sở hữu của chính phủ Angola. Nền kinh tế tăng trưởng 18% năm 2005; và dự kiến sẽ đạt 26% năm 2006 và tiếp tục ở mức trên 10% trong thập kỷ này. An ninh có được nhờ những cuộc đàm phán hòa bình năm 2002 đã dẫn tới việc tái định cư cho 4 triệu người phải rời bỏ nhà cửa trước kia, dẫn tới tăng trưởng mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Với nguồn thu tăng mạnh từ xuất khẩu dầu mỏ, chính phủ đã bắt đầu đưa ra các chương trình phát triển đầy tham vọng trong xây dựng đường sá và các cơ sở hạ tầng căn bản khác của quốc gia.

Năm 2008, là năm đánh dấu bước tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế Angola. Nhờ đợt giá dầu tăng kỷ lục, GDP đã đạt 95,95 tỷ USD, tăng 15,1% so với năm trước, tiếp tục đà tăng trưởng trên 15% trong giai đoạn 2004-2007. Sản xuất dầu và các ngành hỗ trợ đã đóng góp 85% tổng GDP của quốc gia này. Ngành xây dựngnông nghiệp cũng đang từng bước tăng trưởng mạnh. Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn không đủ cung cấp lương thực trong nước và Angola vẫn phải nhập khoảng một nửa lượng lương thực cho người dân. Năm 2003, ngân hàng trung ương đã thực hiện chương trình ổn định tỷ giá hối đoái, sử dụng các quỹ ngoại hối để mua nội tệ, giảm lạm phát. Tỉ lệ lạm phát đã giảm đáng kể từ 325% năm 2000 xuống còn 13% năm 2008. Cuối năm 2006, Angola trở thành thành viên OPEC. Để có thể tận dụng nguồn tài nguyên giàu có hiện tại như vàng, kim cương, lâm sản, thủy sản và đặc biệt là dầu mỏ, chính phủ Angola cần tiếp tục cải cách, tăng cường minh bạch hóa và hạn chế tham nhũng. Tệ nạn tham nhũng và những tác động tiêu cực của một lượng lớn các dòng ngoại tệ chảy vào đang là những thách thức mà Angola phải đối mặt.

Công nghiệp chiếm 65,8% GDP của Angola, với nhiều ngành khác nhau, trong đó khai khoáng đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Angola là dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt, phốt phất, bô-xít, uranium, ximăng, các kim loại cơ bản, chế biến cá và thức ăn, thuốc lá, đường, dệt may, sửa chữa tàu... Trong đó dầu lửa chiếm tới 90% giá trị xuất khẩu của Angola.

Nông nghiệp thu hút tới 85% lao động nhưng chỉ đóng góp khoảng 9,2% vào GDP của Angola, và hàng năm Angola vẫn phải nhập khẩu 1 nửa lượng lương thực phục vụ cho nhân dân. Angola sản xuất các loại nông sản chính như chuối, mía, cà phê, xi đan, ngô, bông, sắn, thuốc lá, rau, lâm sản, hải sản, cây mã đề, vật nuôi…

Lĩnh vực dịch vụ của Angola khá phát triển, chiếm 24,6% GDP.

Về ngoại thương, năm 2010 Angola xuất khẩu khoảng 51,65 tỷ USD (f.o.b) gồm các mặt hàng chính như dầu thô, kim cương, sản phẩm dầu tinh chế, khí gaz, cà phê, xi đan, và hải sản, sợi bông... Thị trường xuất khẩu chính của Angola gồm Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nam Phi.

Năm 2010, Angola nhập khẩu khoảng 18,1 tỷ USD (f.o.b) các mặt hàng như máy móc thiết bị, hoá chất, sản phẩm xăng dầu, thiết bị khoa học, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ quân dụng... Thị trường nhập khẩu của Nam Phi gồm: Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Mỹ, Nam Phi, Brasil, Nhật BảnPháp.

Angola có nhiều tài nguyên: dầu lửa, kim cương, vàng, bạc, đồng, cô-ban, thiếc, kẽm, sắt, gỗ, hải sản,... Dầu lửa (sản lượng trên 2 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 85% GDP, 78% thu ngân sách); kim cương (trên 01 tỷ USD), là nguồn thu nhập ngoại tệ chủ yếu của nước này. gỗ cũng là hai nguồn lợi quan trọng của Angola.

- Cơ cấu kinh tế theo GDP: nông nghiệp: 9,2%; công nghiệp: 65,8%; dịch vụ: 24,6%.

- Mặt hàng xuất khẩu: dầu lửa, kim cương, bông, gỗ, cà phê, hải sản. Bạn hàng xuất khẩu: Mỹ (32,1%), Trung Quốc (32%), Tây Âu, Nam Phi, Đài Loan. Mặt hàng nhập khẩu: Máy móc thiết bị, xe cộ, phụ tùng, lương thực, thuốc men, hàng tiêu dùng, hàng quân dụng. Bạn hàng nhập khẩu: Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Brasil, Nam Phi, Tây Âu, Mỹ, Hàn Quốc...Dự trữ ngoại tệ và vàng: 24,64 tỷ USD.

  • GDP (thực tế): 85,8 tỷ USD (2010)
  • GDP đầu người (thực tế): 3.400 USD (2010)
  • Tốc độ tăng trưởng GDP: 5,9% (2010)